Thư viện Video
This div will be replaced by the JW Player.

Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu, bệnh sốt xuất huyết trong các cơ sở giáo dục
Thực hiện các văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu, bệnh sốt xuất huyết, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trong huyện chủ động phối hợp với các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan tại địa phương triển khai một số biện pháp tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học như sau:

1. Phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương tăng cường công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ, học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, kể cả những cơ sở trông, giữ trẻ tại cộng đồng về kiến thức, biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu và sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức như: Tổ chức nói chuyện dưới cờ, sinh hoạt lớp về cách phòng chống bệnh, phát thanh, họp cha mẹ học sinh, thông tin nội bộ tại bảng tin của trường bằng các tranh ảnh đã được y tế địa phương cấp phát,…
Giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.

2. Thường xuyên tổng vệ sinh sân trường, khai thông cống rãnh, loại bỏ những nơi sinh sản của muỗi và diệt lăng quăng,… Làm sạch tất cả các thiết bị đồ dùng đồ chơi và đồ dùng cá nhân học sinh, đồ dùng dụng cụ nhà bếp, sàn nhà, nhà vệ sinh, xử lý phân, rác,…hàng ngày và khử trùng thường xuyên bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

3. Đảm bảo lớp học thông thoáng, đầy đủ ánh sáng. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ bán trú cần chú ý cho trẻ ngủ mùng vào buổi trưa để tránh muỗi đốt. Có kế hoạch tu sửa, bổ sung các hệ thống rửa tay, trang bị đầy đủ xà phòng và thường xuyên tập cho trẻ, học sinh, sinh viên rửa tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong,…Riêng đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, giáo viên không cho trẻ mút tay và thường xuyên rửa tay cho trẻ.

4. Có kế hoạch tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thuốc dự phòng trong nhà trường; Khi phát hiện trẻ có sốt cao, cần nhanh chóng đưa đến trạm xá, trung tâm y tế gần nhất, đồng thời thông báo cho gia đình trẻ.

5. Nếu phát hiện có trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục thì thủ trưởng đơn vị báo cáo ngay với các cấp quản lý giáo dục, chính quyền địa phương, cơ quan y tế để có giải pháp xử lý kịp thời..